tạp trí phụ nữ và gia đình

Viêm tủy răng sữa- điều trị hay nhỏ bỏ?

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Tính chủ quan của cha mẹ khi nghĩ rằng quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra khiến nhiều trẻ em bị mắc bệnh viêm tủy răng sữa. Tuy nhiên, sau khi bị viêm tủy răng thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra là liệu có thể điều trị tủy răng hay là phải nhổ bỏ


Bệnh viêm tủy răng sữa là gì?

Tủy răng là bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền và nuôi dưỡng răng. Bệnh viêm tủy răng sữa xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em vì những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có phục hồi, viêm tủy không phục hồi và hoại tủ tủy. Hiểu rõ về bệnh viêm tủy răng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến cố có thể xảy ra ở trẻ em.

Viêm tủy răng sữa bắt nguồn từ đâu?


Về cơ bản, viêm tủy răng sữa bắt nguồn từ bệnh sâu răng. Ở trẻ em, do thói quen thích ăn quá nhiều đồ ngọt có đường như kẹo, bánh, kem,.. nhưng quá trình chăm sóc răng miệng lại không được thực hiện thường xuyên và đều đặn nên những vi khuẩn bám trên răng được tích trữ dần, dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em.

Nhưng thông thường, người lớn lại cho rằng quá trình thay răng sữa sẽ làm mất đi những chiếc răng sâu và thay vào những chiếc răng mới, đều, đẹp. Tuy nhiên, việc sâu răng, lâu dần nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em. Viêm tủy răng sữa nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tủy răng sữa- điều trị hay nhổ bỏ?


Khi trẻ đã bị viêm tủy răng và những cơn đau bắt đầu hành hạ thì khi đó việc lựa chọn phương pháp điều trị lại là một câu hỏi lớn đối với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, lúc này, để xác định chính xác nhất phương pháp điều trị phù hợp, chúng tôi khuyên bạn nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt chứ đừng sử dụng những thuốc giảm đau tại nhà thông thường. Vì khi đó, mọi loại thuốc giảm đau đều không thể làm chấm dứt những cơn đau.

Sau khi trải qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể dành cho trẻ.
♦  Nếu trường hợp viêm tủy răng sữa chưa nặng, vi khuẩn ăn chưa quá sâu vào tủy răng thì bé chỉ cần điều trị tủy răng chứ không cần thiết phải nhổ. Nghĩa là lấy hết phần tủy đã chết ra ngoài để tránh lây lan sang những răng bên cạnh. Sau đó, bác sĩ có thể hàn trám để bít ống tủy lại hoặc bọc mão răng sứ chụp vào thân răng để bảo vệ răng.
♦  Nếu viêm tủy răng sữa đã nặng, sâu đã ăn vào mô răng thật của trẻ thì khi đó bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh việc vi khuẩn phát triển. Sau đó, bác sĩ sẽ lắp khí cụ định hình cho mầm răng vĩnh viễn mọc sau này của trẻ để tránh bị sai lệch khi mọc lên. Khí cụ này có thể sẽ mang lại cho trẻ cảm giác hơi vướng.

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm tủy răng sữa sẽ giúp bé giữ lại được răng, tạo cơ hội cho sự
phát triển bình thường của răng trẻ, tránh xảy ra những cơn đau nhức bất thường kéo dài liên miên.
Tags:
, , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn