tạp trí phụ nữ và gia đình

Chữa hôi miệng bằng cách nào - điều bạn nên biết

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Hôi miệng là một bệnh lý liên quan đến các loại vi khuẩn được hình thành trong miêng khi các mảng bám thức ăn và cao răng đã không được làm sạch sau khi dùng thức ăn. Trong miệng của mỗi chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi đã được sản sinh là do sự phân hủy của các protein thành các loại axit amin. Đây là các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tình trạng bị hôi  miệng . Vậy chữa hôi miệng bằng cách nào ?



Trị hôi miệng bằng cách nào?

Tuy nhiên, cũng chính các loại vi khuẩn có trong miệng sẽ tấn công vào thân răng hoặc các tổ chức xung quanh răng răng như nướu và nha chu, lâu ngày có thể khiến nướu bị sưng và hình thành các túi mủ dưới nướu. Chính những túi mủ quanh chân răng là thủ phạm gây ra mùi hôi. Đây là hiện tượng của một số bệnh lý răng miệng cơ bản như viêm nướu, viêm quanh răng, viêm nha chu. Ban đầu tình trạng bệnh lý không thể hiện rõ nét nên người bệnh có thể coi thường, càng về sau phần nha chu bị viêm nhiễm nặng, nướu dần tách ra khỏi răng, hơi thở có mùi hôi nặng, chảy máu chân răng khá nhiều.
Ngoài ra, khi mũi bị viêm mũi hoặc viêm xoang cũng gây ra hơi thở hôi. Tình trạng khô miệng cũng làm cho hơi thở kém thơm mát.
Hôi miệng là một bệnh lý răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: ung thư phổi, viêm cuống họng… Các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày, đặc biệt là hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của khá nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm, do đó nếu phát hiện thấy những bất thường này, bạn nên đi thăm khám nha sỹ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.


Làm sao để chữa hôi miệng hoàn toàn? 

Thông thường, đối với trường hợp hôi miệng do bệnh lý răng miệng, nha sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng – nơi cư trú của vi khuẩn tạo ra mùi hôi, nếu có túi mủ ở chân răng sẽ cần hút, làm sạch mủ kết hợp với điều trị bằng thuốc. Có khá nhiều trường hợp, sau khi cao răng được làm sạch, tình trạng hôi miệng cũng được cải thiện hoặc chấm dứt.
Tình trạng hôi miệng kèm theo chảy máu chân răng như bạn mô tả có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu. Bạn nên đến trung tâm nha khoa để các nha sỹ thăm khám cụ thể càng sớm càng tốt.


Tags:
, , , ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn